Câu chuyện khởi nghiệp phần 1

Sau gần 6 năm làm trợ lý giám đốc và gần 2 năm khởi nghiệp với Future Talent với sự miệt mài đi hỗ trợ các Giám đốc doanh nghiệp Việt phát triển hệ thống kinh doanh, Trang quyết định làm series về hành trình khởi nghiệp để chia sẻ tới những ai có đam mê và quyết tâm theo đuổi con đường khởi nghiệp.

[Phần 1: Câu chuyện về phát triển sản phẩm]

Khi tiếp nhận công việc và bắt đầu tìm hiểu, từng bước tham gia vào hệ thống kinh doanh, Trang luôn có một mối quan tâm: Khi nào thì có thể đưa sản phẩm ra thị trường? Khi nào thì doanh nghiệp sẽ có dòng tiền ổn định?
Những doanh nghiệp Start ups có chung 1 vấn đề lớn, đó là chưa đưa được sản phẩm ra thị trường và chưa có dòng tiền ổn định. Làm khởi nghiệp, chắc chắn sẽ phải cân đối được một cách tương đối đến chính xác về tiến độ sản phẩm ra thị trường, và khả năng tạo ra dòng tiền ổn định.
Sau thời gian làm việc trực tiếp và nghiên cứu thực trạng, Trang xin phép đưa ra một số ý kiến về những điểm hạn chế trong doanh nghiệp Start-ups trên góc độ của người xây dựng hệ thống kinh doanh:
Sản phẩm chưa thực sự hoàn thiện để launching.
Nói đúng hơn, khâu R&D của doanh nghiệp Start ups đang chưa được chú trọng. Các lãnh đạo muốn đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất có thể. Nhưng khi nào thì sẽ có thể đưa sản phẩm ra thị trường thì không có 1 tiêu chuẩn nhất định.

Có những doanh nghiệp là truyền thông rất tốt, nhưng đến khi có khách hàng hỏi về sản phẩm để đặt vấn đề hợp tác mua bán thì rất nhiều vấn đề lộ ra xoay quanh sản phẩm:

– Các tính năng chưa hoàn thiện như những gì đã truyền thông ra ngoài.
– Vấn đề pháp lý sản phẩm: Các loại giấy phép, tem nhãn chưa hoàn tất thủ tục.
– Chưa có bảng giá cụ thể, chính sách bán hàng và các biểu mẫu hợp đồng bán hàng.
Vậy là, doanh nghiệp lại mất đi cơ hội bán hàng, trong khi vẫn lãng phí ngân sách vào truyền thông.
Quan điểm của Trang về vấn đề phát triển sản phẩm là chúng ta chưa cần có 1 sản phẩm chỉn chu ngay từ đầu, nhưng để truyền thông và khởi động chiến dịch bán hàng một cách nhanh nhất, chúng ta nên có những phiên bản của sản phẩm. Với mỗi phiên bản, thì sẽ có những tiêu chí cụ thể cho việc đóng gói hoàn thiện nó.

Trang đưa ra một số tiêu chí cho việc đóng gói hoàn thiện sản phẩm:

– Bảng tính năng, thông số, cấu hình, và mô tả sản phẩm.
– Tiêu chuẩn về pháp lý liên quan đến sản phẩm (Ví dụ: Hợp chuẩn hợp quy, mã số mã vạch, giấy phép bán hàng, chứng nhận nguồn gốc xuất sứ, chứng nhận chất lượng,…)
– Bảng giá, chính sách bán hàng và hợp đồng bán hàng.
– Hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Kết lại cho phần 1

Trang mong muốn rằng, các doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ chú trọng hơn nữa đến khâu R&D để hoàn thiện sản phẩm một các cơ bản và đầy đủ các tiêu chí trước trước khi làm truyền thông và khởi động chiến dịch bán hàng.
Có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta sẽ có những bước đi chắc chắn, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Sâu xa hơn nữa, bằng việc chuẩn hóa từng khâu ngay từ ban đầu, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có những bước phát triển bền vững. (Sau Trang sẽ tiếp tục chia sẻ về câu chuyện tái cấu trúc của các doanh nghiệp sau 5-10-15 năm hoạt động, thực sự là rất vất vả và tốn kém chi phí).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *